Nguyên nhân thiếu vi chất ở người trưởng thành

Người Việt ăn uống mất cân đối về các chất dinh dưỡng bởi ăn nhiều thịt và mỡ động vật nhưng ít rau xanh và hoa quả, theo Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia.

Người Việt Nam hay quan tâm nhiều đến đa chất trong một bữa ăn như chất đạm, tinh bột, chất béo vì chúng dễ đong đếm được. Tuy nhiên việc bổ sung vi chất cho người trưởng thành chưa được chú trọng. Mỗi ngày cơ thể cần 27 nhóm vitamin và khoáng chất khác nhau, bao gồm 13 vitamin và 14 khoáng chất, khó có thể đong đếm được nên thường bị bỏ qua.

Vì vậy tình trạng thiếu vi chất ở người lớn thường diễn ra âm thầm, khó nhận biết nên nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ cần ăn uống lành mạnh là cơ thể được cung cấp đầy đủ vi chất.

“Nạn đói tiềm ẩn” (một cách gọi ẩn dụ khác của tình trạng thiếu vi chất) diễn ra ở mọi độ tuổi, nếu như không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không dung nạp đa dạng các loại rau củ, trái cây. Dấu hiệu của thiếu vi chất khó nhận biết và diễn ra một cách lặng lẽ hơn bên trong cơ thể với những biểu hiện như cơ thể hay mệt mỏi, dễ mắc bệnh liên quan đến miễn dịch, thiếu năng lượng và đau mỏi cơ xương khớp. Các biểu hiện này thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh khác hoặc thường bị bỏ qua. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành.

Việc bổ sung nhiều loại thực phẩm vẫn khiến chúng ta có nguy cơ thiếu vi chất. Ảnh: Shutterstock

Việc bổ sung nhiều loại thực phẩm vẫn khiến chúng ta có nguy cơ thiếu vi chất. Ảnh: Shutterstock

Theo Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia Trần Thanh Dương, trung bình một người Việt ăn 134g thịt mỗi ngày, trong đó có 95,5g thịt đỏ, trong khi nhu cầu khuyến nghị là 70g, dẫn đến gia tăng nhiều bệnh mạn tính.

Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh, mất cân đối về các chất dinh dưỡng bởi ăn nhiều thịt và mỡ động vật nhưng ít rau xanh và hoa quả, nên tăng các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, gút, rối loạn mỡ máu. Ông Dương nói thêm rằng tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em tuổi học đường tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020, trong đó khu vực thành thị 26,8%, khu vực nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

Hậu Covid-19, người Việt Nam rõ ràng đã thay đổi các ưu tiên về sức khỏe sau đại dịch, họ tập trung nhiều hơn vào lối sống lành mạnh, năng động cũng như có được một phương pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện. Song người trưởng thành vẫn có thể đối mặt với các rủi ro về thiếu vi chất, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trong ngắn và dài hạn.

Bên cạnh tham vấn ý kiến bác sĩ, hay chuyên gia dinh dưỡng để có những điều chỉnh phù hợp và khoa học, người tiêu dùng có thể sử dụng bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, vitamin tổng hợp để đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ vi chất.

>>> Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *